Yếu Tố Ảnh Hưởng Lớn Nhất Đến Sự Đa Dạng Của Hệ Vi Sinh Vật Đường Ruột Ở Tôm Sú Là Thời Gian Chứ Không Phải Là Nguồn Protein

Theo một nghiên cứu, sự đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm sú Penaeus monodon tăng lên theo thời gian và ít bị tác động khi thay thế thành phần chính trong khẩu phần ăn.

Nghiên cứu được công bố trên Aquaculture Reports.

Nghiên cứu được công bố trên Aquaculture Reports.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland và Ridley Aqua Feeds, đã tiến hành điều tra xem liệu việc thay thế các nguồn nguyên liệu biển bằng nguồn protein thay thế để giảm sự phụ thuộc vào việc đánh bắt thủy sản có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và khả năng chống chịu với căng thẳng gây ra do môi trường ở tôm sú hay không.

Thiết lập nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm liên kết, ngẫu nhiên, và lặp lại ở tôm sú P. monodon giai đoạn đang phát triển.

Họ đã thử nghiệm ba chế độ ăn isonitrogenous và isoenergetic, kết hợp bột phụ phẩm thủy sản, bột phụ phẩm gia súc và gia cầm, và bột đậu nành làm protein chính để điều tra tác động của các nguồn protein thay thế trong thức ăn cho tôm.

Tôm sú P. monodon chưa trưởng thành được cho thích nghi với chế độ ăn tham khảo trong hai tuần, kiểm tra trọng lượng, sau đó cho ăn chế độ ăn thử nghiệm trong hai tuần.

Nghiên cứu đã tăng nhiệt độ, pH và độ mặn lên để áp dụng cho 14 ngày thử nghiệm kế tiếp.

Để xác định những tác động của chế độ ăn đối với hệ vi sinh vật đường ruột, vùng gen V6-V8 của rRNA 16s đã được giải trình tự khi tôm được đem đến trại vào cuối giai đoạn thích nghi. Ngay sau khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm hai tuần, 24 giờ sau đó sẽ đưa thức ăn thử nghiệm vào, và cho tôm tiếp xúc với các điều kiện căng thẳng.

Kết quả

Các chuyên gia đã nhận thấy rằng nhóm được cho ăn với chế độ ăn bằng bột đậu nành có hệ số chuyển đổi thức ăn cao hơn đáng kể.

Nhưng họ không nhận thấy tác động đáng kể của chế độ ăn đối với sự đa dạng alpha của hệ vi sinh vật đường ruột. Bên cạnh đó, họ cũng không thấy có mối tương quan giữa khả năng phục hồi sau khi tiếp xúc với các điều kiện căng thẳng, chế độ ăn và sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột.

“Chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi nhanh chóng về sự đa dạng của hệ vi sinh vật sau một lần cho ăn theo chế độ ăn mới, nhưng không có mối tương quan nào giữa sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột và nguồn protein xảy ra sau 2 tuần cho ăn hoặc trong suốt giai đoạn căng thẳng.”

“Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng việc thay đổi nguồn protein không ảnh hưởng đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột về mặt thành phần và sự đa dạng, miễn là chế độ ăn được động vật sử dụng tốt.”

Tuy nhiên, dựa trên những quan sát của nghiên cứu, thời gian chính là yếu tố tác động đáng kể đến sự đa dạng beta trong suốt thử nghiệm trên cả ba chế độ ăn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các chủng vi khuẩn phong phú nhất trong các trang trại là PhotobacteriumVibrio. Họ cho biết sự phong phú tương đối của các loài chủ yếu thuộc họ Rhodobacteraceae, Pseudoalteromonadaceae, MycoplasmataceaeFlavobacteriaceae và chúng cũng được tìm thấy trong nguồn cung cấp nước biển.

Kết luận

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nếu chỉ thay đổi nguồn protein trong chế độ ăn là không đủ để tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột, ngay cả khi chế độ ăn có tác động đáng kể đến sự phát triển và chuyển đổi thức ăn của động vật.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng thời gian / tuổi tôm mới là động lực chính dẫn đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm sú với sự đa dạng ngày càng tăng khi chúng già đi.”

Theo Jane Byrne

Nguồn: https://www.feednavigator.com/Article/2021/12/21/Age-has-the-biggest-impact-on-gut-microbiota-diversity-in-black-tiger-prawns-not-protein-sources

Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page