Đại học Charles Darwin (CDU) đang thực hiện một chương trình nhân giống tôm bạc thẻ để hỗ trợ các hoạt động nuôi tôm ở Lãnh thổ Bắc Úc. Trường đại học đã hợp tác với những người nuôi tôm của hai Hội Barramundi Adventures ở vùng Berry Springs và Bynoe Barramundi ở vùng Sandpalms, Dundee. Nuôi tôm là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Queensland nhưng hiện không có trang trại nào đang hoạt động tích cực.
Theo chương trình nhân giống chọn lọc, CDU sẽ nhân giống tôm có kích thước 15 mm, sau đó chúng sẽ được gửi đến các nhà sản xuất để nuôi thương phẩm. Giảng viên nuôi trồng thủy sản của CDU, ông Morris Pizzutto, cho biết tôm bố mẹ bạc thẻ hoang dã đã được đánh bắt từ các vùng biển địa phương và tôm post đang được CDU sản xuất để thả nuôi công nghiệp.
CDU chịu trách nhiệm về sự trưởng thành và sinh sản của tôm bố mẹ và ương ấu trùng trong ba thế hệ liên tiếp nhằm tạo ra con giống để thả vào các ao nuôi thương phẩm. Barramundi Adventures và Bynoe Barramundi sẽ chịu trách nhiệm phát triển từ con giống thành tôm có kích thước trưởng thành để sử dụng làm tôm bố mẹ cho thế hệ kế tiếp. Sau khi trưởng thành, tôm sẽ được chọn từ các ao này và đưa trở lại CDU để sản xuất ấu trùng thế hệ thứ hai nhằm tạo ra tôm thương phẩm để tiếp tục nuôi trồng thủy sản ở Lãnh thổ phía Bắc.
Chủ hội nuôi Bynoe Barramundi, ông Greg Cooling cho biết dự án sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và ông quan tâm đến việc khám phá tiềm năng của ngành công nghiệp này ở Lãnh thổ phía Bắc. Ông Cooling nói “Nếu chúng tôi có thể chứng minh rằng việc này khả thi, thì điều đó sẽ mở ra rất nhiều cánh cửa – đó là một ngành có rất nhiều tiềm năng. Khi chúng đã được lai tạo lại nhiều lần, những con tôm đó sau đó trở nên khá có giá trị, chúng thậm chí còn trở nên dễ nuôi hơn và đạt cỡ lớn”.
Theo: Hatchery Feed & Management.
Ngày 30 tháng 09 năm 2021.
Biên dịch: T.L – Bình Minh Capital
Xem thêm:
- Nghiên Cứu Tầm Quan Trọng Của Vi Tảo Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
- Ảnh Hưởng Của Chế Phẩm Sinh Học Streptomyces Đến Hệ Vi Sinh Vật Đường Ruột Của Tôm Thẻ Chân Trắng Thái Bình Dương
- Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm