Robin McIntosh Của CP Foods Dự Đoán Sản Lượng Tôm Toàn Cầu Sẽ Vượt 5 Triệu Tấn Vào Năm 2022

Sản lượng tôm toàn cầu tiếp tục có xu hướng tăng

Sản lượng tôm toàn cầu tiếp tục có xu hướng tăng, một nhóm chuyên gia tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu của Viện Thủy sản Quốc gia dự đoán rằng sản lượng tôm toàn cầu sẽ vượt hơn 5 triệu tấn vào năm 2022.

Hiện tại, sản lượng tôm được dự đoán cho năm 2022 là 5.011 triệu tấn, tăng đáng kể so với năm 2021 là 4.569 triệu tấn, bản thân con số này đã tăng hơn 4.086 triệu tấn được sản xuất vào năm 2020. Trên toàn cầu, sản lượng tôm đã tăng lên đáng kể so với những năm trước, đặc biệt là năm 2015, sản lượng tôm toàn cầu lúc này thậm chí không đạt trên 3 triệu tấn.

Robins McIntosh, phó chủ tịch điều hành của Charoen Pokphand Foods, cho biết: “Nếu tôi thực hiện những phân tích này vào năm 2019, thì có thể chúng tôi sẽ không đạt được con số 5 triệu tấn cho đến năm 2025. Tốc độ sản xuất tôm đã thực sự tăng tốc trong vài năm qua.”

Theo McIntosh, trên toàn cầu, châu Á là khu vực sản xuất tôm nhiều nhất, chiếm khoảng 65% sản lượng tôm của thế giới. Tiếp theo là Châu Mỹ, với sản lượng sản xuất khoảng 30%. Tuy nhiên, câu chuyện thực sự về việc tăng lượng sản xuất nằm ở châu Mỹ, đặc biệt là Ecuador.

McIntosh cho biết: “Câu chuyện về tốc độ tăng trưởng là một vấn đề lớn. Tốc độ tăng trưởng ở châu Mỹ đang vượt tốc độ của châu Á.”

Ecuador đã có một sự thay đổi lớn so với một thập kỷ trước, khi đó, nước này chỉ chiếm 20% sản lượng tôm của thế giới. Trong số các nhà sản xuất lớn ở châu Mỹ, sự tăng trưởng ấn tượng của Ecuador đã giúp nó sản xuất hơn 1 triệu tấn tôm vào năm 2021. Đây là quốc gia đầu tiên làm được điều này chỉ trong hơn một thập kỷ.

McIntosh nói: “Tôi nghĩ tiêu đề lớn là… Ecuador đã vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhưng nó không phải là quốc gia đầu tiên vượt qua con số này – Trung Quốc đã làm được điều này vào năm 2009 trước khi dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) bùng phát, nhưng sau đó nó đã rơi xuống lại. Ecuador là quốc gia đầu tiên quay trở lại và một lần nữa đạt mốc 1 triệu tấn đó.”

Ông nói Ecuador đã tăng sản lượng thông qua những đổi mới trong công nghệ và dự kiến tốc độ tăng trưởng ​​sẽ tiếp tục cao hơn nữa.

McIntosh cho biết: “Từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Ecuador đã là 25%. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng của nó đã tăng lên 30%. Và theo dự đoán, nó sẽ tiếp tục với tốc độ tăng trưởng cao. Tôi không bao giờ mong đợi Ecuador sẽ thu được hơn 700.000 tấn nếu như họ vẫn sử dụng công nghệ truyền thống, nhưng họ đã thay đổi.”

Mcintosh nói rằng ông đang có cái nhìn rất lạc quan cho năm 2022.

Ông nói: “Chúng tôi có thể tin tưởng rằng ít nhất trong năm tới, Ecuador có thể tiếp tục tăng trưởng.”

Câu hỏi lớn hơn là liệu Ecuador có thể tiếp tục đà tăng trưởng nhanh chóng hay không?

McIntosh cho biết: “Khi tôi nhìn vào lịch sử, các quốc gia tăng trưởng hơn 25, 30% trong 3 – 4 năm liên tiếp, về cơ bản họ sẽ vượt xa mức tăng trưởng đó hoặc họ sẽ tụt dốc.”

Tại châu Á, mức tăng trưởng ổn định được ghi nhận bởi các nhà xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia.

McIntosh nói: “Ba quốc gia này chiếm 55% sản lượng tôm của châu Á. Nếu Trung Quốc được thêm vào đó, con số này sẽ tăng lên 80%, nhưng sản lượng của Trung Quốc thường tập trung trong nước.

Ông nói: “Về cơ bản, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu ròng và mọi thứ mà họ sản xuất đều được tiêu thụ khá nhiều trong nước.”

McIntosh cho biết Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng trưởng chậm và ổn định.

McIntosh nói: “Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không quá ngoạn mục, nhưng nó ở mức 7, 8, 9, 10 %. Đối với tôi, đó là tốc độ tăng trưởng bền vững.”

Nhìn chung, McIntosh dự đoán châu Á có thể dần chiếm ưu thế hơn trên thị trường Mỹ khi các nước châu Á tập trung vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc.

Ông nói: “Các quốc gia châu Á vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc dễ dàng hơn có thể là châu Mỹ hiện nay liên kết với một số công ty khai thác hiệu quả về vấn đề hậu cần”.

Theo Chris Chase

Nguồn: https://www.seafoodsource.com/news/supply-trade/expert-predicts-global-shrimp-production-will-exceed-5-million-metric-tons-for-first-time-in-2022

Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page