Kiểm soát dịch bệnh
Việc kiểm tra bệnh và kiểm tra tỷ lệ chết của vật nuôi một cách tổng thể là các chương trình kiểm soát dịch bệnh được yêu cầu trong ngành nuôi trồng thủy sản. Xem xét các yếu tố khác nhau như mật độ nuôi, môi trường (độ đục, nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, H2S, NH3, NO2, v.v. của nước) và oxy hóa khử tiềm năng của đất, tốc độ thay nước, sự hiện diện của tảo sống ở đáy, loại thức ăn và tốc độ tiêu thụ thức ăn của tôm, sự nở hoa của thực vật phù du, tình trạng sinh lý của tôm, v.v … Hầu hết các nhà nghiên cứu đều dựa vào các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để đưa ra các phương pháp kiểm soát dịch bệnh. Bao gồm:
- Thực hành chăn nuôi tốt
- Sử dụng các chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ
- Có các biện pháp kiểm dịch
- Sử dụng nguồn giống có khả năng chống chịu tốt
- Sử dụng vắc xin dự phòng
- Sử dụng thuốc
Việc thích ứng với các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt và cung cấp khẩu phần ăn cân bằng đã được đề cập đầy đủ trong phần trước là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Xử lý
Việc quản lý nước và vệ sinh nghiêm ngặt có thể kiểm soát bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của chúng trong nước nuôi (theo Baticodos và cộng sự, năm 1990). Điều này cũng góp phần giảm căng thẳng cho tôm (theo Lightner, năm 1993). Nash và cộng sự (năm 1992) cho rằng việc lựa chọn địa điểm tốt, thiết kế ao và sự chuẩn bị ao cũng rất quan trọng. Nên tăng cường việc thay nước hàng ngày và giảm sinh khối cho ao bằng cách thu hoạch từng phần để giảm tỷ lệ chết. Anderson và cộng sự (năm 1988) khuyến khích xả hết nước để làm khô ao và bón vôi vào ao sau khi thu hoạch.
Chế phẩm sinh học là tác nhân kiểm soát dịch bệnh
Chế phẩm sinh học được sử dụng bằng cách tạt trực tiếp vào nước hoặc trộn với thức ăn. Liên quan đến bệnh do khuẩn Vibrio, chất kích thích miễn dịch đã được thử nghiệm thành công trong việc giảm tỷ lệ chết của tôm (theo Itami, năm 1996). Jiravani lchpasical và Chuayuhuwong (năm 1997) đã báo cáo việc sử dụng một phương pháp điều trị hiệu quả bằng Lactobacillus sp giúp chống lại bệnh do vi khuẩn Vibriosis và bệnh đốm trắng ở P.monodon. Nghiên cứu đã khảo sát sự phát triển của một số lợi khuẩn và sự tồn tại của chúng trong nước biển 20ppt ít nhất 7 ngày. Kết quả đã xác định được hoạt tính ức chế của hai vi khuẩn Lactobacillus sp chống lại vi khuẩn Vibrio sp và E. coli, Staphylococcus sp.
Lợi khuẩn
Nhờ vào cơ chế cạnh tranh đang được sử dụng trong ngành chăn nuôi, việc sử dụng vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) để loại bỏ mầm bệnh được xem như một biện pháp khắc phục tốt hơn so với việc sử dụng chất kháng sinh. Biện pháp này hiện đang được chấp nhận để kiểm soát mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Thuật ngữ “Lợi khuẩn” là một phương pháp nuôi cấy đơn hoặc hỗn hợp các vi sinh vật sống, được áp dụng cho cả động vật hoặc con người. Chúng có tác động tích cực đến vật chủ bằng cách cải thiện các đặc tính của hệ vi sinh tự nhiên, thay đổi thành phần vi khuẩn trong nước và trầm tích. Do đó, sức khỏe của động vật được cải thiện bằng cách loại bỏ hoặc giảm mật độ quần thể của mầm bệnh và cải thiện chất lượng nước thông qua việc phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong rác thải.
Trong thập kỷ qua, hệ sinh thái vi sinh và công nghệ sinh học đã được cải tiến, đến mức các sản phẩm thương mại và công nghệ có sẵn để xử lý các khu vực lớn của nước và đất nhằm tăng cường mật độ dân số của các loài vi sinh vật cụ thể hoặc tăng các hoạt động sinh hóa. Thực hành xử lý sinh học được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng mức độ thành công rất khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm được sử dụng và thông tin kỹ thuật có sẵn cho người sử dụng cuối. Các vi khuẩn được thêm vào phải được chọn lọc kỹ càng, ứng với các chức năng cụ thể để có thể phù hợp với quá trình xử lý sinh học. Để đạt được kết quả mong muốn, các loại vi khuẩn này cần được bổ sung ở mật độ dân số đủ cao và trong điều kiện môi trường thích hợp. Những công cụ quản lý quan trọng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm phân khúc sinh học và sử dụng chế phẩm sinh học. Nhưng hiệu quả của chúng phụ thuộc vào việc sự hiểu biết về bản chất của sự cạnh tranh giữa các loài hoặc chủng vi khuẩn cụ thể. Chúng là những khái niệm được sử dụng thành công để xử lý sinh học đất và sử dụng chế phẩm sinh học trong ngành chăn nuôi.
Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Thành phần các loài vi khuẩn trong ao nuôi tôm (nơi mà các thủy vực lớn có diện tích lên đến hàng ha hoặc hơn), trong các bể ương giống và ruột tôm có thể dễ dàng thay đổi; và điều đó cũng dẫn đến sự cải thiện về sản lượng tôm. Đặc biệt, vi khuẩn Vibrio phát sáng có thể được kiểm soát theo cách này. Theo nghiên cứu, không có bất kỳ thử nghiệm nào được thực hiện về quần thể vi khuẩn Vibrio trong tôm ở các trang trại có liên quan đến việc sử dụng chế phẩm sinh học với kháng sinh.
Sử dụng chế phẩm sinh học làm tác nhân kiểm soát.
Chế phẩm sinh học trong nước chứa nhiều chủng vi khuẩn như Bacillus acidophius, B.subtilus, B.lechniformis, Nitrobacter sp, Aerobacter và Sacharomyces carvevisiae. Việc sử dụng chế phẩm sinh học tạt vào nước của bể ương và ao cũng có thể tác động đến sức khỏe của cá bằng cách cải thiện một số chỉ tiêu chất lượng của nước, vì chúng làm thay đổi thành phần vi khuẩn trong nước và trầm tích (theo Ashraf, năm 2000; Venkateswara, năm 2007). Khi chế phẩm sinh học được áp dụng trong nước ao nuôi, chúng sinh sôi nảy nở và phát triển vượt hơn lượng các sinh vật gây bệnh có trong nước.
Ứng dụng chế phẩm sinh học bằng cách tiêm
Việc áp dụng chế phẩm sinh học bằng cách tiêm là một phương án được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu. Cụ thể, Austin và cộng sự (năm 1995) đã đề xuất dùng chế phẩm sinh học dạng đông khô như vắc xin và áp dụng chúng thông qua việc tắm hoặc tiêm. Ngoại trừ mục đích thử nghiệm, ứng dụng chế phẩm sinh học qua đường tiêm chưa được báo cáo rộng rãi. Theo Yassir và cộng sự, (Yassir, năm 2002; Nikoskelainen, năm 2003), việc sử dụng chế phẩm sinh học kích thích khả năng miễn dịch của cá hồi vân bằng cách kích thích hoạt động của tế bào thực bào, bổ sung cho việc tiêu diệt vi khuẩn qua trung gian và sản xuất globulin miễn dịch (Noh 1994). Theo Verschuere và cộng sự (năm 2000), một chế phẩm sinh học được công bố rộng rãi phải thì cần phải có một số đặc tính nhất định. Các đặc tính này nhằm tạo ra chính xác các sản phẩm mới, hiệu quả và an toàn. Chúng bao gồm:
Chế phẩm sinh học không được gây hại cho vật chủ.
- Nó phải được vật chủ chấp nhận, ví dụ: qua đường tiêu hóa, có khả năng xâm chiếm và nhân rộng trong vật chủ.
- Nó phải đến được vị trí mà gây ra được ảnh hưởng lên vật chủ.
- Nó sẽ hoạt động trong cơ thể sống ngược lại với các phát hiện trong ống nghiệm.
- Tốt hơn là không chứa các gen có tính độc hại hoặc gen kháng AB.
Phát triển chế phẩm sinh học cho ngành nuôi trồng thủy sản trong việc kiểm soát dịch bệnh
Bảng 1: Các chế phẩm sinh học tiềm năng được đánh giá trong các ứng dụng nuôi tôm
Theo N. Chandrakala, S. Priya
Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital.
Xem thêm:
- Hệ Thống Mixotrophic: Biện Pháp Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Thành Công
- Nghiên Cứu Tầm Quan Trọng Của Vi Tảo Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
- Ảnh Hưởng Của Chế Phẩm Sinh Học Streptomyces Đến Hệ Vi Sinh Vật Đường Ruột Của Tôm Thẻ Chân Trắng Thái Bình Dương