Hiệp Hội Nuôi Trồng Artemia Quốc Tế Dự Kiến Sẽ Được Ra Mắt Trong Năm Nay

Một số tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về Artemia đang có kế hoạch hợp tác và thành lập Hiệp hội Quốc tế về việc nuôi Artemia (IAAC) vào cuối năm nay.

Hiện tại có khoảng 90% sản lượng Artemia được thu hoạch từ các hồ muối nội địa, như Hồ Kuyalnik ở Ukraine

Hiện tại có khoảng 90% sản lượng Artemia được thu hoạch từ các hồ muối nội địa, như Hồ Kuyalnik ở Ukraine

Việc các trang trại sản xuất giống trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng đã góp phần làm cho nhu cầu về Artemia không ngừng tăng lên. Mức tiêu thụ hàng năm ước tính lên đến khoảng 3.500 – 4.000 tấn, tạo cơ sở cho ngành sản xuất giống sản xuất hơn 900 tỷ tôm post và cá bột với giá trị lên đến hơn 2 tỷ USD. Vào thời điểm thu hoạch, khối lượng các loài thủy sản được nuôi bằng Artemia trong giai đoạn đầu là hơn 10 triệu tấn.

Hiện tại có khoảng 90% sản lượng Artemia được thu hoạch từ các hồ muối nội địa, điều này có thể gây rủi ro cho tương lai của ngành công nghiệp sản xuất giống, do đó, cần có sự chú ý khẩn cấp về vấn đề này.

Theo Patrick Sorgeloos – chuyên gia của Đại học Ghent: “Cần có những phương pháp mới liên ngành quốc tế để có thể giải quyết các vấn đề và cơ hội liên quan tới Artemia”.

Giáo sư Patrick Sorgeloos - Chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu Artemia

Giáo sư Patrick Sorgeloos – Chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu Artemia

Giáo sư Sorgeloos đã đưa ra phát biểu này tại buổi hội thảo về Artemia diễn ra trong Hội nghị Toàn cầu về Nuôi trồng Thủy sản Thiên niên kỷ +20 của FAO tại Thượng Hải, vào tháng 9 năm 2021. Hội thảo được tổ chức bởi những tổ chức đến từ FAO, Trung tâm Nguồn Giống Artemia của Đại học Ghent, Mạng lưới Nuôi trồng Thủy sản của Các trung tâm ở Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội Artemia Trung Quốc và Trung tâm Giống Artemia Khu vực Châu Á.

Trong cuộc họp, họ đã tìm hiểu về nhu cầu và cơ hội để thành lập IAAC, nhằm đảm bảo việc cung cấp Artemia được bền vững, bao gồm nguồn Artemia tự nhiên và cả việc nuôi Artemia có kiểm soát kết hợp với việc sản xuất muối và nuôi cá hoặc các loài giáp xác khác.

Hội thảo đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể như sau:

  • Tầm quan trọng của việc phát triển các phương pháp cải tiến về sản xuất và sử dụng Artemia theo tiêu chuẩn an toàn sinh học trong các trại giống, bao gồm việc cập nhật thông tin về Artemia trên cổng thông tin FAO.
  • Cần tổ chức các khóa đào tạo về Artemia cho các cơ sở sản xuất giống tại địa phương, để phổ biến cách thức nuôi và tạo điều kiện cho việc áp dụng các quy trình tiêu chuẩn.
  • Với sự đa dạng của các chủng Artemia hiện có trên thị trường, các đặc tính cụ thể của chúng cần được nghiên cứu thêm để xác định ứng dụng phù hợp nhất cho cá và các loài giáp xác. Điều này có thể liên quan đến các thành phần dinh dưỡng, sự nở trứng hoặc các đặc điểm của chúng.
  • Lựa chọn chủng và nhân giống có chọn lọc để phát triển các chủng Artemia cải tiến cho các ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, cần lưu ý đến sự sẵn có của bộ gen Artemia.

Artemia là nguồn thức ăn rất cần thiết cho giai đoạn đầu của nhiều loài cá và động vật có vỏ

  • Nghiên cứu về sự thành công của việc sử dụng Artemia trong các trại sản xuất cua giống ở Việt Nam để ứng dụng rộng rãi hơn trong nuôi trồng thủy sản, như một nguồn thức ăn sống mới trong giai đoạn ấu trùng cho tôm hoặc cho cá.
  • Xem xét lại việc sử dụng các phương pháp làm Artemia phong phú hơn trong các trại sản xuất giống, bởi vì hiện nay nó đang bị hạn chế trong các ứng dụng của sản xuất cá biển và cua. Phương pháp này không chỉ cho phép nâng cao giá trị dinh dưỡng của nauplii mà còn có thể được sử dụng như một cách để bổ sung prebiotic hoặc probiotics cho ấu trùng.
  • Điều tra ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc sản xuất Artemia ở các hồ muối trong đất liền cũng như các cơ sở làm muối ở ven biển.
  • Phát triển các quy trình dựa trên khoa học để đảm bảo việc thu hoạch các nguồn Artemia hoang dã được bền vững, đặc biệt là ở Trung Á.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học Artemia thông qua một số phương pháp như ngân hàng u nang, xác định loài, loài “hoang dã” và loài “nuôi”, xác định kiểu gen và đặc điểm của chủng.
  • Nghiên cứu việc nuôi kết hợp Artemia với cá hoặc các loài giáp xác trong hệ thống nuôi thâm canh.
  • Điều tra việc sử dụng sinh khối Artemia làm thành phần protein có giá trị cao trong khẩu phần ăn của con người.
  • Xem xét việc sản xuất kết hợp Artemia trong ngành muối thủ công ở Châu Á và Châu Phi, các vùng sa mạc hoặc vùng đất khô cằn, và các vùng bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất muối.

Patrick Sorgeloos và các đồng nghiệp của ông đã đưa ra ý tưởng về IAAC, hiện họ đang làm việc chăm chỉ để nhận được Báo cáo Hội thảo ở Thượng Hải, và kết quả của hội thảo trên web sắp tới về tiềm năng của Artemia ở Châu Phi, cũng như tương lai của các hồ muối cuối cùng trong chương trình nghị sự của Tiểu ban Thương mại Thủy sản thuộc Ủy ban Nghề cá (COFI) của FAO sẽ diễn ra tại Mexico vào cuối tháng 5.

Họ cũng đã thiết lập một trang web tạm thời chứa các thông tin cơ bản và tất cả các cập nhật mới nhất từ ​​cộng đồng nghiên cứu Artemia trên toàn cầu và chúng sẽ được hoàn thiện trong thời gian sắp tới.

Theo The Fish Site

Nguồn:  https://thefishsite.com/articles/international-artemia-aquaculture-consortium-plans-to-launch-this-year

Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

Xem thêm:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page