Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm phèn và cách khắc phục

Tôm bị nhiễm phèn là một vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong quá trình nuôi. Đặc biệt là vào mùa mưa, mưa lớn kéo dài sẽ rửa trôi phèn từ trên bờ xuống ao dẫn đến hiện trạng ao nuôi bị nhiễm phèn. Để khắc phục tình trạng tôm bị nhiễm phèn, người nuôi cần xác định rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.

Nguyên nhân xuất hiện phèn trong ao nuôi tôm cá

Do người nuôi đào ao tại vùng đất phèn tiềm tàng. (Các vùng đất nhiễm phèn thông thường sẽ có màu xám đen hoặc đen, có mùi trứng thúi, nơi có nhiều hàm lượng chất hữu cơ, dưới tác động của vi sinh vật trong điều kiện yếm khí sẽ giải phóng lưu huỳnh (S) kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có nhiều trong đất sẽ tạo thành Pyrit (FeS2). Đây chính là lớp phèn tiềm tàn gây ra phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm cá. Ngoài Pyrit còn có một số tạp chất gây phèn được hình thành từ lưu huỳnh như: Các Oxit sắt (Fe), Nhôm (Al), H2S, các hợp chất hữu cơ khác..)

Ao nuôi tồn đọng nhiều bùn bã và chất thải của tôm trong thời gian dài.

Nguồn nước bị ô nhiễm hoặc không qua xử lý.

Do thời tiết: mưa rữa trôi trên bờ xuống.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm phèn

Dấu hiệu bên ngoài

Mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, vỏ cứng hơn so với bình thường, tôm thường bỏ ăn sau mưa.

Nếu bị nặng tôm sẽ tấp mé, chết rải rác do bị phèn bám vào mang cản trở quá trình hấp thụ Oxy

Màu sắc nhạt hơn thường ngày.

Biểu hiện tôm bị nhiễm phèn

Bơi lội yếu.

Có dấu hiệu ăn ít hoặc bỏ ăn.

Ảnh hưởng của phèn đến sự phát triển của tôm và ao nuôi

Làm giảm pH trong ao nuôi

Tôm khó lột xác

Tôm bị mềm vỏ

  Tôm chậm lớn và có màu sắc kém

  Ao bị nhiễm phèn khó cấy vi sinh và gây màu nước

Biện pháp phòng ngừa và xử lý

Để ngăn ngừa tình trạng tôm bị nhiễm phèn, người nuôi có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Cải tạo ao thật kỹ lưỡng, bón vôi phơi ao đúng thời gian quy định, lưu ý không được phơi quá lâu vì các vết nứt lớn sẽ chứa nhiều ôxy sẽ ôxy hóa Pyrit sắt, khi cấp nước sẽ giải phóng phèn đỏ rất khó xử lý.

 Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ pH duy trì ở mức ổn định, từ 7.5 đến 8.3.

 Sử dụng vi sinh mật số cao BBA BioPlus theo định kỳ để phân hủy mùn bã hữu cơ và chất thải của tôm.

 Sử dụng EDTA để xử lý phèn trong quá trình cải tạo ao.

Cập nhật thông tin về thời tiết và khí hậu để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

– Định kỳ sử dụng hạt sinh học Phú Điền để bổ sung vi sinh, nấm men có lợi, cải thiện chất lượng nước và tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Ảnh: Nước ao nhiễm phèn

You cannot copy content of this page