Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng cho tôm, cung cấp dinh dưỡng và giúp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi. Việc gây tảo đúng cách là một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi tôm. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 cách gây tảo nuôi tôm đơn giản và hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.
Tại sao phải gây tảo nuôi tôm?
- Nguồn thức ăn tự nhiên: Tảo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho tôm như protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là ấu trùng tôm.
- Cải thiện chất lượng nước: Tảo hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước, ổn định chất lượng nước, cung cấp oxy, hấp thụ các chất độc hại và tạo màu nước tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển.
- Tăng cường hệ sinh thái ao nuôi: Tảo là thức ăn cho nhiều loài sinh vật phù du khác, tạo nên một hệ sinh thái cân bằng.
- Sinh vật chỉ thị (cảnh báo): Khi mật độ tảo quá ít hay quá nhiều đều đó cảnh báo cho ta biết nguồn dinh dưỡng trong quá ít hay quá nhiều và sẽ làm cho môi trường ao nuôi dễ biết động gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm.
Các cách gây tảo trong ao nuôi tôm hiệu quả
1. Gây tảo bằng phân bón hữu cơ
Nguyên liệu: Cám gạo, bột đậu nành, bột cá, mật rỉ đường, phân xanh (rau muống, bèo tây,…).
Cách làm:
- Cách 1: Trộn đều cám gạo, bột đậu nành, bột cá theo tỷ lệ 2:2:1. Nấu chín hỗn hợp, ủ kín từ 2-3 ngày trước khi rải xuống ao.
- Cách 2: Trộn đều cám gạo, bột đậu nành, mật rỉ đường theo tỷ lệ 1:3:3. Ủ kín trong 12 giờ trước khi sử dụng.
Ưu điểm: Nguồn dinh dưỡng dồi dào, dễ thực hiện, chi phí thấp.
Nhược điểm: Quá trình ủ có thể sinh ra mùi hôi, cần chú ý liều lượng để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Ủ mật đường, cám gạo, bột đậu nành để gây tảo
2. Gây tảo bằng Hạt sinh học Phú Điền
Ưu điểm:
- Hiệu quả rõ rệt ngay sau 3 ngày.
- Thời gian tác dụng kéo dài sau khi sử dụng sản phẩm.
- Chi phí hợp lý.
- Nhiều công dụng quan trọng trong một sản phẩm: Gây màu nước, ổn định màu nước, xử lý nền đáy ao, giải phóng khí độc và tạo thức ăn tự nhiên trong suốt quá trình nuôi giúp tôm kháng bệnh, lớn nhanh và nuôi về size to.
- Dạng hạt, dễ sử dụng, rải được trực tiếp xuống đáy ao.
Cách cải thiện:
- Trước khi thả tôm 7 ngày sử dụng 3 kg/1000m2, sau đó 4 ngày sử dụng 2 kg/1000m2
- Sau khi thả tôm 3 ngày sử dụng 1 kg/1000m2 đối với ao quảng canh và 2-3 kg/1000m2 đối với ao công nghiệp, định kỳ 5-7 ngày/lần trong suốt quá trình nuôi.
Hạt sinh học Phú Điền – Nước tốt tôm to, cho mùa bội thu
3. Lấy nước từ ao có tảo tốt
Nếu có sẵn một ao nuôi tôm đã có màu nước đẹp, bạn có thể lấy một phần nước từ ao đó về ao mới. Trong nước này đã có sẵn các loại tảo và vi sinh vật có lợi, giúp quá trình gây tảo diễn ra nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi gây tảo
- Kiểm tra chất lượng nước: Trước khi gây tảo, cần kiểm tra các chỉ tiêu như kiềm, pH, độ mặn, hàm lượng amoniac, nitrit,… để điều chỉnh cho phù hợp.
- Quan sát sự phát triển của tảo: Theo dõi màu nước, độ trong của nước hàng ngày để điều chỉnh lượng hữu cơ và hạt sinh học Phú Điền bón vào cho phù hợp.
- Vệ sinh ao nuôi: Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các chất cặn bã, xác tảo chết để tránh ô nhiễm nguồn nước.
- Tránh sử dụng phân hóa học: Phân hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường và làm chết tảo.
Việc áp dụng các phương pháp gây tảo hữu cơ không chỉ bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bằng cách áp dụng 3 cách gây tảo đơn giản và hiệu quả như đã trình bày ở trên, bà con hoàn toàn có thể tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho tôm, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bà con nông dân có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tế sản xuất.
Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo thêm các bài viết trên fanpage tôm giống gia hóa Bình Minh, bài đăng trên hội nhóm kỹ thuật nuôi tôm gia hóa Bình Minh và hội nuôi tôm Cân Bằng Sinh Học.
Bên cạnh những thông tin trên, bà con cũng có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây để nâng cao kiến thức nuôi tôm:
- Tổng Hợp Về Bệnh Vi Bào Tử Trùng EHP Trên Tôm
- Phần 1: Giám Sát Chất Lượng Nước Và Thành Phần Loài Vi Tảo Trong Các Ao Nuôi Tôm Sú Ở Pulau Pinang, Malaysia