Tôm biển thường được nuôi ở vùng nước ven biển hoặc cửa sông với độ mặn dao động từ 15 đến 40 ppt. Hiện nay, kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã phát triển, cho phép nuôi thành công trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (độ mặn 0 đến 10 ppt) từ nhiều nguồn nước khác nhau như cống thủy lợi, sông ngòi… Tùy thuộc vào nguồn nước, độ mặn và thành phần ion sẽ khác nhau. Đối với những vùng nước có độ mặn thấp, có thể cần bổ sung thêm khoáng chất để đảm bảo đạt được năng suất mong muốn.
Tầm quan trọng của khoáng chất
Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý của tôm, giúp duy trì cân bằng axit-bazơ và điều hòa thẩm thấu. Trong số các khoáng chất chính, canxi (Ca) và magie (Mg) được coi là rất quan trọng cho quá trình lột xác và hình thành vỏ mới.
Yêu cầu khoáng chất cho nuôi tôm
Bên cạnh các thông số cơ bản về chất lượng nước, thành phần khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) thành công. Nhu cầu khoáng chất thực tế rất khó định lượng do sự thay đổi thành phần ion của nước ao. Khả dụng sinh học của khoáng chất sẽ phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong nước. Nhìn chung, hàm lượng khoáng chất trong nước ao nên tương tự với hàm lượng khoáng chất trong nước biển pha loãng đến cùng độ mặn. Tuy nhiên, đặc điểm nước ao của 2 ao nằm sát nhau cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau.
Tỷ lệ ion
Tỷ lệ ion giữa nước biển và các nguồn nước khác nhau khá khác biệt. Tỷ lệ Na (Natri) với K (Kali) và Mg (Magiê) với Ca (Canxi) trong nước quan trọng hơn độ mặn của nước ao nuôi. Tỷ lệ khoáng chất không phù hợp trong nước dẫn đến stress thẩm thấu, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tốt nhất tương ứng là 28:1 và 3,4:1. Cần lưu ý rằng mặc dù hàm lượng Ca cao cũng cần thiết, nhưng tỷ lệ Ca:K, khoảng 1:1 trong nước biển, cũng quan trọng. Ở những vùng nước có tỷ lệ Ca:K và Na:K cao, việc bổ sung K để giảm tỷ lệ này ở vùng nước có độ mặn thấp sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm.
Bổ sung khoáng chất qua nước
Để duy trì nồng độ khoáng chất tối ưu và cân bằng ion, có thể điều chỉnh việc bổ sung khoáng chất thông qua nước và khẩu phần ăn. Các phương pháp điều chỉnh nước có hiệu quả hơn so với các chiến lược điều chỉnh khẩu phần ăn, mặc dù chi phí tăng cường ion tương đối cao khi diện tích nuôi lớn. Việc rửa trôi các khoáng chất hòa tan trong nước từ khẩu phần ăn là một hạn chế đối với việc bổ sung khẩu phần ăn.
Nồng độ ion trong ao có nước mặn thấp phải được nâng lên để phù hợp với nồng độ của chúng trong nước biển được pha loãng đến cùng độ mặn. Để đạt được hàm lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn nước khác nhau, độ mặn của nước (tính bằng ppt) phải được nhân với các hệ số hiển thị cho từng khoáng chất. Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn
Ví dụ, để đạt được mức Ca mong muốn trong nước giếng có độ mặn 4 ppt, phải thêm 46,4 ppm Ca (4 * 11,6).
Ứng dụng sản phẩm thương mại để bổ sung khoáng chất
Trên thị trường có nhiều sản phẩm thương mại hiện có trên thị trường (kali clorua, magie clorua, hỗn hợp khoáng chất, v.v.) để điều chỉnh cân bằng tỷ lệ ion trong nước ao. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm không công khai thành phần khoáng chất. Do các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả, cần hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm này.
Liều lượng (g/m3) của sản phẩm cần thiết để bón vào ao đối với một loại khoáng chất cụ thể có thể được tính bằng công thức sau.
Liều lượng (g/m3) = Nồng độ khoáng chất mong muốn (mg/L) / Phần trăm khoáng chất đó trong muối/100.
Ví dụ: muốn sử dụng magie sunfat (muối Epsum) chứa 10% Mg để tăng nồng độ Mg thêm 25 mg/L: Liều lượng muối = 25 + 10% /100 = 250 mg/L.
Nhu cầu bổ sung khoáng chất phụ thuộc vào độ mặn và nồng độ khoáng chất ban đầu của nước. Nước có độ mặn cao hoặc thấp với nồng độ khoáng chất tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thường không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong suốt thời gian nuôi, các khoáng chất chính bị mất đi do hấp thụ vào đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và thẩm thấu, làm thay đổi nồng độ của chúng. Do đó, cần thường xuyên đánh giá nồng độ khoáng chất trong ao nuôi và bổ sung nếu thiếu. Người nuôi nên sử dụng các phép tính để biết nồng độ ion ở độ mặn nước mong muốn và số lượng sản phẩm cần bổ sung ion. Cần thận trọng khi áp dụng các sản phẩm thương mại. Các nghiên cứu của Ciba đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể trong sản xuất P. vannamei khi sử dụng khoáng chất ở các tần suất khác nhau.
Bộ khoáng chất CIBA-CMH – Bộ dụng cụ cầm tay do CIBA phát triển có thể ước tính lượng Canxi, Magiê và Độ cứng trong nước ao ở tất cả các độ mặn, với lượng mẫu nước tối thiểu và độ chính xác 95% ở hiện trường. Bộ sản phẩm có thời hạn sử dụng cao hơn của thuốc thử và dễ sử dụng.
Theo Dr. M.Muralidhar, Dr. R.saraswathy, Dr. P. kumara Raja, Ms. C.suvana and Dr. A.nagavel
Biên dịch: Nguyễn Thị Quyên – Bình Minh Capital
Xem thêm:
- Giảm Thiểu Dịch Bệnh Để Cải Thiện Năng Suất
- Sử Dụng Đồng Sunfat Trong Ao Nuôi Cá, Tôm
- Quản Lý Bệnh Trên Tôm: Châu Á Và Châu Mỹ