Tôm bị đóng rong – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Bệnh đóng rong tuy không gây chết tôm hàng loạt nhưng lại gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi do bệnh có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm.

Động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo và nấm là các nguyên nhân gây ra bệnh đóng rong ở tôm, trong đó nguyên nhân chính là do trùng loa kèn. Bệnh thường xuất hiện ở môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, lượng thức ăn dư thừa cao và thiếu oxy đáy.

Khi bị nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện bỏ ăn, chậm lớn, di chuyển khó khăn, cặp mé bờ và có một lớp nhớt áo bên ngoài thân tôm. Trong trường hợp tôm bị bệnh nặng, cấu trúc vỏ của chúng sẽ bị phá vỡ, thân xốp, chậm lột xác hoặc lột xác không hoàn toàn và dễ bị vi khuẩn tấn công.

Để phòng ngừa bệnh đóng rong xảy ra trong ao tôm, ngay từ đầu vụ nuôi, cần tiến hành cải tạo môi trường ao nuôi, tạo hệ vi sinh phòng bệnh bằng vi sinh giống mật số cao, giải phóng khí độc tích tụ ở nền đáy ao, ổn định màu nước bằng các loại men vi sinh BBA BioPlus và BBA BioBase.

Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm; bổ sung vitamin C và trộn BBA KILL PARASITE, BBA GUT SHIELD và BBA MINERAL GOLD cho tôm ăn theo định kỳ để phòng ngừa các bệnh gan ruột và giúp tôm lột xác nhanh, mau cứng vỏ. Đồng thời, tăng cường oxy hòa tan bằng quạt nước hoặc sục khí đáy, tránh để xảy ra hiện tượng thiếu oxy làm mầm bệnh phát triển trong ao.

Trong trường hợp phát hiện tôm bị nhiễm bệnh, cần giảm 5-10% lượng thức ăn, tránh để thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.  Hơn nữa, cần tăng liều dùng các sản phẩm trộn cho ăn từ 2g lên 5g/kg thức ăn để giúp tôm giảm stress, lột xác đồng đều, mau cứng vỏ và thường xuyên cất vó để kiểm tra tình trạng nhiễm bệnh của tôm.

Bình Minh Capital- Đồng hành cùng bà con nuôi tôm BỀN VỮNG.

Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn: 1900 866 636.

 

You cannot copy content of this page