Tảo độc trong ao nuôi tôm là một vấn đề nguy hiểm, có thể gây chết tôm và thiệt hại kinh tế. Việc nhận diện sớm và có phương pháp xử lý kịp thời sẽ giúp bà con kiểm soát môi trường ao nuôi tốt hơn. Bên cạnh đó, đảm bảo sự phát triển ổn định của tôm và mang lại lợi nhuận cao. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về tảo độc trong ao nuôi tôm và các biện pháp xử lý hiệu quả để ngăn ngừa tác hại của chúng.
Các loại tảo độc trong ao nuôi tôm phổ biến
Các loại tảo độc thường xuất hiện trong ao nuôi tôm có thể gây hại cho sức khỏe của tôm và ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Khi tảo phát triển quá mức, chúng tạo ra độc tố và làm giảm chất lượng nước, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và gây căng thẳng cho tôm. Dưới đây là một số loại tảo độc phổ biến trong ao nuôi tôm mà người nuôi cần lưu ý để quản lý hiệu quả ao nuôi.
Tảo lam
Đặc điểm: Tồn tại ở dạng tập đoàn, dạng sợi, có hình chuỗi hạt phân nhánh.
Tác hại:
- Khi bám vào mang tôm gây ảnh hưởng đến hô hấp của tôm.
- Khiến ao tôm có mùi hôi.
- Gây ra hiện tượng nở hoa trong nước.
Dấu hiệu ao tôm có tảo lam:
- Ao nước màu xanh nước sơn, xanh đậm.
- Có nổi váng trên mặt nước ở nơi cuối gió.
- Vi khuẩn lam phát triển quá mức khiến tảo nở hoa, từ đó tạo ra nhiều loại độc tố (cụ thể là độc tố cyanotoxin)
Tảo mắt
Đặc điểm: Tảo mắt thường xuất hiện nhiều trong mô hình nuôi thâm canh. Thức ăn dư thừa chính là điều kiện tốt cho tảo mắt phát triển.
Tác hại:
- Ao nuôi tôm xuất hiện nhiều tảo mắt sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan của tôm.
- Ngoài ra còn làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Dấu hiệu ao tôm có tảo mắt:
- Ao nuôi tôm nhiều tảo mắt sẽ xuất hiện màu xanh rau má.
- Một số ao sẽ có màu nâu đen và có các váng màu vàng, đỏ, nâu,…
Tảo giáp
Đặc điểm: Nhờ có tiên mao xung quanh cơ thể nên tảo giáp có thể di chuyển rất nhanh. Tảo giáp xuất hiện trong ao nguyên nhân là do môi trường nuôi mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc ao nuôi bị ô nhiễm.
Tác hại: Tảo giáp khiến tôm bị tắc nghẽn đường ruột do chúng không tiêu hóa được loài tảo này.
Dấu hiệu ao tôm có tảo giáp:
- Khi ao có nhiều tảo giáp, màu nước trong ao sẽ có màu nâu đỏ và hình thành những vàng màu nâu đỏ.
Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi tôm
Có 3 nguyên nhân chính làm xuất hiện tảo độc trong nuôi tôm như sau:
- Sự dư thừa thức ăn trong ao nuôi tôm làm thức ăn tích lũy xuống nền đáy ao.
- Nền đáy ao dơ do không cải tạo ao kỹ lưỡng.
- Nhiệt độ môi trường cao cùng với việc không quản lý chăm sóc tốt, từ đó tình trạng tảo phát sinh ngày càng dày đặc.
Phương pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm
Một số phương pháp xử lý triệt để các loại tảo độc trong ao nuôi tôm bà con có thể áp dụng như:
- Dùng vôi để cắt tảo: Xử lý tảo bằng cách ngâm vôi khoảng 10-12 tiếng sau đó tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000m3. Vôi giúp kết tủa giảm hàm lượng Photpho trong ao nuôi nhanh chóng, từ đó tảo giảm xuống rất nhanh. Sau khi xử lý tảo, bà con có thể sử dụng sản phẩm vi sinh để ổn định tảo vô cùng hiệu quả. Loại vôi thường sử dụng để cắt tảo là vôi bột hoặc vôi sống (CaO).
- Xử lý tảo dùng chế phẩm vi sinh: Sau khi sử dụng vôi để cắt giảm lượng tảo trong ao, cần bổ sung vi sinh để duy trì sự ổn định của tảo.
Chế phẩm vi sinh mà bà con có thể tham khảo:
- BBA BioPlus: Duy trì màu nước ổn định, hạn chế sự bùng phát của tảo độc và vi khuẩn gây bệnh cho tôm.
- BBA Fresh One: Kiểm soát sự phát triển của các loài tảo độc trong ao nuôi, giữ môi trường nước trong lành và an toàn cho tôm.
Chế phẩm vi sinh hiệu quả dành cho ao tôm có tảo độc
Việc kiểm soát tảo độc trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường nuôi ổn định và đảm bảo sức khỏe cho tôm. Nếu không được quản lý tốt, tảo độc có thể gây hại cho sự phát triển của tôm, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất nuôi. Do đó, người nuôi cần chú ý theo dõi và thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn chặn tảo độc, đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả cho ao nuôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở:
📍 Miền Trung: Thôn Hòa Thạnh, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận.
📍 Miền Tây: T11 – 4 Tầng 11, Tây Nguyên Plaza, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 86 68 69 – 1900 866 636
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞:
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!