Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ vừa nhận được một khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD để giúp bảo vệ ngành nuôi trồng thủy sản và quần thể ven biển.
Nguồn: UMass
Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) vừa cấp khoản một khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD trong thời gian ba năm cho dự án do giáo sư kỹ thuật điện Yan Luo từ Đại học Massachusetts Lowell dẫn đầu, nhằm phát triển nền tảng phân tích dữ liệu sử dụng cảm biến sinh học để phát hiện các sinh vật gây bệnh như Vibrio và Pseudomonas trong các trang trại nuôi trồng thủy sản và vùng nước ven biển.
Dự án có tên là BioSPACE, (Biosensing Surveillance of Pathogens in Aquaculture and Coastal Environments) tạm dịch là “Giám sát mầm bệnh sinh học trong nuôi trồng thủy sản và môi trường ven biển”, được thiết kế để theo dõi liên tục chất lượng nước trong thời gian thực và cung cấp cảnh báo để kịp thời thực hiện các biện pháp nhằm giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Mục tiêu của BioSPACE là cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm, linh hoạt, dễ sử dụng, và giám sát chi phí thấp cho nông dân, các cơ quan môi trường, và ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước, nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và lây lan của các bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản và môi trường ven biển.
Luo lưu ý rằng: “Các công nghệ hiện tại để phát hiện mầm bệnh trong nước, như PCR, quá chậm và đắt đỏ để triển khai trên quy mô lớn. Kết quả xét nghiệm bị trì hoãn có thể dẫn đến sự lây lan của mầm bệnh, gây ô nhiễm hệ sinh thái biển và gây thiệt hại nuôi trồng thủy sản trên diện rộng.”
Mặc dù nhóm nghiên cứu của Luo chủ yếu tập trung vào công nghệ cảm biến sinh học cho mục đích y tế công cộng, chẳng hạn như theo dõi virus COVID-19 trong nước thải đô thị và nước cống, dự án này đánh dấu nỗ lực đầu tiên của họ để áp dụng công nghệ này trong môi trường phức tạp như nước biển.
Mục tiêu ban đầu của nhóm là các mầm bệnh do vi khuẩn và virus như Vibrio xuất hiện trong nuôi tôm và vùng nước ven biển, có thể gây bệnh cho động vật thủy sản nuôi trong trang trại và cả con người. Luo chia sẻ: “Chúng tôi sẽ đánh giá hiệu suất của các cảm biến sinh học qua thời gian và đánh giá độ chính xác của chúng trong việc phát hiện các mầm bệnh thủy sản cụ thể”.
Theo Hatchery Feed and Management
Nguồn: https://hatcheryfm.com/shrimp/project-to-use-low-cost-biosensors-to-detect-presence-of-pathogens/
Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital
Xem thêm:
- Tỷ Lệ Carbon/Nitơ Là Yếu Tố Kiểm Soát Trong Hệ Thống Nuôi Trồng Thủy Sản
- Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Thức Ăn Thảo Dược Phytozoi Lên Hội Chứng Tôm Chết Liên Tục Ở Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
- Giảm Thiểu Dịch Bệnh Để Cải Thiện Năng Suất