Ảnh Hưởng Của Ph, Độ Kiềm Và Độ Cứng Đến Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống Của Tôm Thẻ Chân Trắng

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là một loài tôm ngoại lai có tầm quan trọng về mặt kinh tế đang được nuôi ở Ấn Độ với giá trị thị trường cao và ít gặp thách thức trong quá trình nuôi. Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, và chất lượng nước kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề như dịch bệnh, tôm ngừng ăn, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao, tăng trưởng chậm, tỷ lệ chết cao, thất bại mùa vụ và thiệt hại kinh tế. Duy trì chất lượng nước tốt là quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển tối ưu của tôm. Mức độ các chất chuyển hóa trong nước ao cần được giữ ở mức thấp hơn so với mức mà cá/tôm có thể chịu đựng để đảm bảo môi trường sống an toàn. Chất lượng nước tốt được đặc trưng bởi lượng oxy đầy đủ và lượng chất chuyển hóa được giữ ở mức hạn chế.

Các thông số chất lượng nước sau đây được coi là quan trọng nhất trong nuôi tôm: oxy hòa tan, pH, NH3, nhiệt độ, độ kiềm, độ cứng, H2S, độ mặn và độ đục.

Các yếu tố như pH, độ kiềm và độ cứng đều có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm cũng như môi trường ao nuôi. CO2, pH, độ kiềm và độ cứng có mối liên quan với nhau và có thể có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất ao, mức độ căng thẳng và sức khỏe tôm, lượng oxy sẵn có và độc tính của NH3 cũng như của một số kim loại khác. CO2 và pH thường biến đổi hoặc dao động hàng ngày. Độ kiềm và độ cứng tương đối ổn định nhưng có thể thay đổi theo thời gian, thường là vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào độ pH hoặc hàm lượng khoáng chất của nguồn nước đầu vào lớp đất đáy.

pH

Độ pH của nước là một trong những chỉ số hóa học quan trọng nhất đối với việc nuôi tôm. Độ pH đo lường nồng độ ion hydrogen trong nước. Phạm vi độ pH tối ưu trong ao nuôi tôm thường dao động từ 7,8 đến 8,5. Để đảm bảo điều kiện nuôi tôm tốt nhất, việc duy trì độ pH ổn định trong khoảng này là rất quan trọng. Nồng độ pH trong nước thường thấp nhất vào buổi sáng sớm và cao nhất vào buổi chiều. Để có chất lượng nước tốt nhất, sự dao động pH tối đa trong ngày không được vượt quá 0,5. Điều quan trọng là duy trì độ pH ổn định ở mức an toàn vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác của sinh vật nuôi.

pH sẽ thay đổi trong môi trường ao nuôi tùy thuộc vào một số yếu tố

  • Đất phèn (đất phèn chua, đất chua), nguồn nước chua
  • Tỷ lệ mưa ở khu vực ao nuôi
  • Khả năng đệm thấp
  • Mật độ thả tôm
  • Thức ăn và tốc độ hình thành bùn đáy ao
  • Sự hiện diện của các vi sinh vật
  • Sự tồn tại của thực vật phù du trong nước ao nuôi
  • Tỷ lệ sản sinh CO2 trong nước ao
  • Lượng khí CO2 được tiêu thụ bởi các loài sống trong nước.

pH của nước ao sẽ thay đổi tùy thuộc vào vào sự sống của các sinh vật thủy sinh bên trong ao. Khí CO2 do các sinh vật dưới nước tạo ra khi hô hấp có phản ứng axit trong nước. Độ pH trong ao sẽ tăng vào ban ngày do thực vật phù du và các thực vật thủy sinh khác tiêu thụ CO2 từ nước trong quá trình quang hợp. Độ pH giảm vào ban đêm do quá trình hô hấp và sản sinh CO2 của tất cả các sinh vật. Những quá trình này có thể ảnh hưởng đến sự biến động pH trong ao nuôi. Nước có độ kiềm trung bình thường có khả năng đệm tốt hơn và có ít sự biến động về pH.

Ảnh hưởng của pH dưới mức tối ưu:

Độ pH dưới mức tối ưu có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với tôm thẻ chân trắng. Nếu pH thay đổi đột ngột có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu pH ở mức cao hoặc thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm lớn, còi cọc và dễ mắc bệnh. Nó có thể gây căng thẳng, tỷ lệ sống thấp, sản lượng thấp và dẫn đến tăng trưởng kém. Các dấu hiệu của pH dưới mức tối ưu bao gồm tăng chất nhầy trên bề mặt mang, bệnh đen mang, tổn thương mắt, hành vi bơi lội bất thường, vỏ lỏng lẻo, vỏ mềm, lột xác không đều, thực vật phù du và động vật phù du phát triển kém. Tỷ lệ chết có thể tăng đối với tôm nuôi ở khoảng pH thấp hơn hoặc cao hơn 10. Độ pH thấp sẽ khiến vỏ tôm bị mềm. Điều này là do vỏ tôm có chứa CaCO3 phản ứng với axit.

Độ pH cao cũng có thể làm tăng độc tính của các chất khác. Ví dụ, độc tính của NH3 ở độ pH 8 nghiêm trọng gấp 10 lần so với độ pH 7. Nó gây độc trực tiếp đối với sự sống của các loài thủy sinh khi xuất hiện trong điều kiện kiềm. Nồng độ NH3 thấp thường được phép xả thải ra môi trường.

Theo Aquatech

Nguồn: https://www.academia.edu/37748172/Effects_of_pH_Alkalinity_and_hardness_on_growth_and_Survivals_of_Vannamei_shrimp_in_Aquaculture

Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital

Xem thêm:

You cannot copy content of this page