Năm 2023, sản lượng tôm nuôi toàn cầu được dự đoán sẽ cao hơn 5 triệu tấn với hơn 20% đến từ Ecuador. Năng suất giảm phần lớn là do các bệnh có thể phòng ngừa được. Vấn đề này là một thách thức lớn đối với ngành tôm nuôi bền vững, gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm. Nhiều công ty, nếu không muốn nói là hầu hết, không biết vì sao tôm của họ lại chết. Đây thường là kết quả của việc không dành đủ sự quan tâm để hiểu những gì đang xảy ra đối với tôm nuôi của họ và không thực hiện các biện pháp chủ động kịp thời để giảm thiểu tác động. Họ có thể tiến hành một số xét nghiệm PCR và kết luận khi kết quả dương tính cho thấy rằng đó chính là nguồn gốc của vấn đề. Thường thì nó chỉ là một phần của những gì đang diễn ra. Nhiều bệnh do virus làm suy yếu vật nuôi đến mức chúng dễ trở thành con mồi cho nhiều loại vi khuẩn và nấm cơ hội hiện diện sẵn có.
Chiến lược ngăn ngừa chủ động và chiến lược đối phó
Phòng ngừa các vấn đề trước khi nó xảy ra luôn luôn tốt hơn so với việc đối phó với vấn đề khi nó đã xảy ra. Các chiến lược quản lý bệnh chủ động là những chiến lược nhằm ngăn ngừa nhiễm bệnh đối với mầm bệnh đã biết. Họ cũng tập trung vào việc giảm tất cả các căng thẳng mà vật nuôi đang phải chịu. Những căng thẳng này có thể khiến chúng dễ bị nhiễm các mầm bệnh cơ hội hoặc dễ nhạy cảm với các yếu tố khác. Nên bắt đầu với việc sử dụng tôm bố mẹ sạch mầm bệnh cụ thể (SPF) và các hệ thống giám sát cấp cao để xác thực đúng tình trạng quần thể SPF chứ không chỉ dựa trên các quảng cáo. Thiết kế của trại sản xuất giống phải có các hàng rào để loại bỏ khả năng mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống. Những hàng rào này phải đảm bảo đủ yếu tố kỹ thuật và sinh học.
Các chiến lược quản lý bệnh đối phó là những chiến lược nhằm ngăn chặn, điều trị và hạn chế tác động của các bệnh có thể phòng ngừa được khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, điều này lại vô tình trở thành lý do khiến kháng sinh bị lạm dụng, kém hiệu quả và gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Các chiến lược đối phó hiếm khi thành công.
Tôm bố mẹ
Các chiến lược chủ động và cần thiết để giảm thiểu tác động của dịch bệnh cần bắt đầu từ tôm bố mẹ. Các cơ sở nuôi tôm bố mẹ an toàn sinh học không bao giờ được sử dụng nguồn từ tôm nuôi trong ao. Hiệu suất trong ao nên được xem như một chỉ số về sức khỏe của động vật, bất kể nguồn gốc của chúng là gì, nhưng người ta phải luôn giả định rằng động vật trong các ao này có khả năng mang ít nhất là một số mầm bệnh chưa được xác định. Các cân nhắc về an toàn sinh học là yêu cầu kiểm tra từng cá thể để tìm tất cả các mầm bệnh đã biết, sốc nhiệt để kiểm tra xem chúng có phải là vật mang mầm bệnh WSSV hay không (nếu không thực hiện điều này, bạn có thể sẽ bỏ sót cá thể mang mầm bệnh gây ra những vấn đề về sau) và giữ chúng trong thời gian cách ly thực sự đủ lâu để xác nhận tình trạng của chúng, sẽ rất rủi ro khi sử dụng động vật từ các ao nuôi làm nguồn cung cấp giống trong tương lai.
Khái niệm về các trung tâm nhân giống hạt nhân (NBC) khép kín đã được ghi nhận rõ ràng. NBC khi được vận hành đúng cách, sẽ đảm bảo rằng tôm bố mẹ không chỉ sạch bệnh mà còn không mang các mầm bệnh cơ hội đã biết. Không cho phép động vật từ bên ngoài vào các cơ sở này.
Không nên cho tôm bố mẹ ăn thức ăn sống (phần lớn là đông lạnh) có thể mang mầm bệnh đã biết khi chưa có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khi đã biết có rủi ro, những loại thức ăn này phải được chiếu xạ gamma, kiểm tra PCR và xét nghiệm sinh học nhiều lần trước khi sử dụng. Tốt hơn là nên tránh sử dụng những loại thức ăn này khi có thể, mặc dù hầu hết các cơ sở ương dưỡng không thể nuôi tôm bố mẹ mà không sử dụng thức ăn đông lạnh và thức ăn tươi sống. Nếu phải sử dụng thức ăn sống, hãy tránh sử dụng các loại tại địa phương và lựa chọn các nguồn vốn đã an toàn sinh học như krill, mực hay giun nhiều tơ từ các vùng nước lạnh. Chúng không tồn tại các mầm bệnh tiềm ẩn điển hình có thể ảnh hưởng đến tôm. Không sử dụng mực, trai, giun nhiều tơ sống ở vùng nước ấm, v.v. là cách duy nhất để chắc chắn rằng không có mầm bệnh xuất hiện. Điều này có thể thực hiện được mặc dù nhiều người tin rằng họ phải đưa những loại thức ăn này vào chế độ ăn của tôm bố mẹ. Một số lo ngại rằng chi phí sẽ cao hơn khi sử dụng một trong số các loại thức này, mặc dù phân tích lợi ích chi phí cẩn thận sẽ cho thấy sự tiết kiệm này không đáng.
Con cái thường đẻ trứng một cách đồng loạt. Các con đực thường được thả vào chung bể với những con cái đã sẵn sàng đẻ. Việc này có thể khiến mầm bệnh lây truyền một cách dễ dàng. Rất khó để kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra khi con cái sinh sản trong những bể này. Dịch buồng trứng, phân, vỏ tôm lột, v.v., dễ dàng làm nhiễm bẩn trứng. Trứng thường không được thu ngay sau khi đẻ. Sau khi trứng nở, người ta thường thu ấu trùng Nauplii bằng cách chọn những ấu trùng có tính hướng quang. Việc thu trứng và khử trùng bề mặt có thể làm giảm tải lượng mầm bệnh tiềm ẩn từ con cái (và con đực có trong bể). Tốt nhất, trứng nên được rửa bằng nước sạch. Các hệ thống cho phép con cái giao phối và loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn trước khi chúng sinh sản hoặc đảm bảo rằng quá trình giao phối diễn ra trong môi trường dễ kiểm soát hơn sẽ mang lại an toàn sinh học cao hơn. Hầu hết nhân viên sẽ nói với bạn rằng điều này là không thể. Điều này thường dựa trên kinh nghiệm của họ. Những con cái (tôm thẻ chân trắng P. vannamei) đã thụ tinh có thể được nuôi dưỡng riêng lẻ trong các thùng chứa (55 gallon) sạch.
Giai đoạn ấu trùng
Không phải tất cả các trại sản xuất giống đều thu thập toàn bộ nauplii nở ra. Một số trại chọn những con nở sớm và có khả năng hướng quang mạnh. Nauplii sau khi thu thập cần được rửa cẩn thận bằng nước sạch và khử trùng bề mặt bằng iodophors hoặc các hợp chất tương tự để tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus bám trên bề mặt. Sau đó chúng được thả vào các bể ấp và cho phép lột xác thành zoea. Các nghiên cứu gần đây về hệ vi sinh vật cho thấy rằng việc sử dụng chất khử trùng có thể gây ra hệ lụy về sau. Các quy trình khử trùng bề mặt không thể hoàn toàn có thể gây ra vấn đề. Và trong một số trường hợp, khi các chủng vi khuẩn sinh sản nhanh vẫn tồn tại, ngay cả ở mức độ thấp, chúng vẫn sẽ vượt hơn loài vi khuẩn sinh trưởng chậm. Các chủng vibrio gây ra AHPND nằm trong số những vi khuẩn phát triển nhanh này.
Cho ăn tảo tươi thường là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất zoea. Ở nhiều trại sản xuất giống, điều này gây rủi ro đáng kể về an toàn sinh học. Vi khuẩn phát triển mạnh trong các hệ thống nuôi tảo và nhiều vi khuẩn bám vào tảo. Zoea ăn phải và gây ra hội chứng zoea. Toàn bộ lô có thể bị nhiễm bệnh với 100% tôm chết trong vòng vài giờ sau lần cho ăn đầu tiên. Ngay cả khi zoae không chết, chúng vẫn có thể bị ảnh hưởng làm chúng không còn phù hợp để sản xuất PL.
Tảo nên được sản xuất bằng công nghệ an toàn sinh học. Những điều này bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật tiêu chuẩn để phân lập và nhân giống tảo trong điều kiện nuôi cấy thuần trong các vật chứa kín, như túi nhựa, đến việc sử dụng các lò phản ứng sinh học để có giống sạch. Các phương pháp thông thường sử dụng bể chứa ngoài trời, sử dụng không khí không được lọc, v.v. có thể đưa mầm bệnh tiềm ẩn vào môi trường nuôi cấy. Zoea lúc mới cho ăn khá nhạy cảm với những thứ này.
Có một số qui định về thời gian giữ zoea trong bể ban đầu này, mặc dù nói chung có rất ít tác hại khi giữ chúng trong cùng một bể cho đến khi chúng sẵn sàng được thả vào ao ương hoặc ao sản xuất. Artemia sống được chuẩn bị và thêm vào bể cùng với tảo tươi và thức ăn công nghiệp, và đôi khi là các loại hỗn hợp tự làm như trứng hấp ray nhuyễn, v.v. Mỗi loại thức ăn này đều có một số rủi ro. Artemia cần được sản xuất theo quy trình đảm bảo chúng mang vi khuẩn và không làm mất các chất dinh dưỡng vốn có của nó. Hầu hết các loại thức ăn công nghiệp đều an toàn từ khía cạnh này.
Sự quản lý
Khi các bể nuôi ngoài trời ở gần các nguồn nước, chúng có thể dễ bị nhiễm bẩn bởi bất kỳ luồng khí nào. Các trại sản xuất giống nên được thiết kế để sử dụng luồng khí tích cực, đẩy không khí ra ngoài và ngăn chặn các luồng khí ô nhiễm xâm nhập vào các khu vực có nguy cơ cao. Kiểm soát chất lượng nhất quán của hệ thống sản xuất là điều cần thiết cho sự thành công lâu dài. Điều này đòi hỏi phải thường xuyên đo các thông số chất lượng nước quan trọng, tần suất và loại thông số sẽ thay đổi theo hệ thống sản xuất (ví dụ: hệ thống nước tĩnh so với hệ thống thay nước nhiều), sức khỏe tôm, v.v.
Theo dõi sức khỏe của tôm phải là một phần của quy trình vận hành tiêu chuẩn. Một trại sản xuất giống đã nhiều lần phát hiện ra rằng khi kết thúc quá trình sản xuất, số lượng tôm mà họ nghĩ sẽ tồn tại thực ra chỉ là số lượng họ mong muốn đạt được. Việc lấy mẫu thường xuyên (hàng ngày từ bể ấp và hàng tuần hoặc 2 tuần một lần từ ao sản xuất), quan sát hành vi của chúng và lấy mẫu để tìm tải lượng vi khuẩn và kiểm tra RT-PCR đều là những biện pháp thông minh. Những bể ương giống có tỷ lệ sống thấp nên bị loại bỏ. Trộn các bể là một việc làm kém hiệu quả. Mặc dù từ quan điểm kinh tế, việc vứt bỏ doanh thu có vẻ là ngớ ngẩn, nhưng nó sẽ gây ra những rủi ro không đáng có đối với người đang thả chúng trong ao của họ. Những con tôm này ít nhất đã chịu căng thẳng nghiêm trọng.
Có một số người sẽ nói với bạn rằng điều này là tốt. Những con tôm sức chống chịu mạnh hơn vì chúng đã sống sót qua những đợt căng thẳng. Chúng mạnh mẽ bất chấp những căng thẳng. Rất nhiều cá thể tôm có lẽ đã bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Một số thậm chí sẽ lập luận rằng những cá thể tôm này vượt trội về mặt di truyền. Tuy nhiên, quá trình tiến hóa không hoạt động theo cách này. Bạn muốn tôm nuôi của mình tồn tại và phát triển với tiềm năng di truyền lớn nhất của chúng. Hạn chế căng thẳng trong mọi trường hợp. Không nên để nó xuất hiện trong quá trình sản xuất.
Khi PL phát triển, sẽ có một số con chết trong bể là bình thường. Thật không may, việc bổ sung thêm 30-50% nauplii dẫn đến một số bể dường như có tỷ lệ sống 100% hoặc hơn, và làm sai lệch nhận thức về những gì đang thực sự xảy ra đối với tôm. Không nên sử dụng phương pháp này. Biết chính xác những gì đang diễn ra sẽ mang lại cơ hội giải quyết (các) vấn đề. Có những công cụ có thể hỗ trợ đếm số lượng tôm một cách chính xác. Đây là cách duy nhất để chắc chắn về số lượng đàn giống. Các phương pháp khác dễ bị lỗi và rất ít công ty quan tâm đến việc lấy đủ mẫu để có thể xác định cường độ thống kê trong các tính toán của họ. Thật không may, việc tặng thêm tôm miễn phí này là một phần của chiến lược mà các trại sản xuất giống sử dụng để làm cho tôm của họ trông đẹp hơn những con khác. Đừng để bị đánh lừa bởi điều này. Những con tôm mạnh mẽ, khỏe mạnh, không có mầm bệnh và không bị căng thẳng sẽ sống sót ở mức độ cao.
Một số mầm bệnh có thể có mặt trong các hệ thống sản xuất và rất khó loại bỏ chúng. Có thể kết hợp các chiến lược chủ động và đối phó để giảm bớt tác động tiềm ẩn. Tôm có thể phát triển khả năng miễn dịch hạn chế chống lại nhiều mầm bệnh, mặc dù phần lớn nghiên cứu chứng minh điều này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và các vấn đề căng thẳng trên thực tế đảm bảo rằng tôm có thể dễ dàng bị choáng ngợp. Không có giải pháp nào là nhanh chóng. Nếu có, chúng sẽ được sử dụng phổ biến. Con đường duy nhất hướng tới sản xuất tôm giống chất lượng cao có thể tái sản xuất là đảm bảo rằng vấn đề an toàn sinh học được đặt lên hàng đầu. Loại bỏ mầm bệnh và giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng có thể ngăn ngừa được.
Với một cơ sở được thiết kế phù hợp và một phòng thí nghiệm nội bộ tốt đang được áp dụng thường xuyên, trại sản xuất tôm giống có thể là nguồn cung cấp tôm chất lượng cao. Những cá thể này có cơ hội tốt hơn để có hiệu suất ổn định hơn trong trang trại. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc bắt đầu với những con tôm khỏe mạnh và sạch có thể có tác động tích cực đến lợi nhuận cuối cùng. Tiếp tục bác bỏ những sự thật này thì khó lòng nuôi tôm bền vững và có lợi nhuận.
Theo Hatchery Feed Management
Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital
Xem thêm:
- Chuyên Gia Tôm Nuôi Trong Nhà Kín Ở Thụy Sĩ
- Đánh Giá Khả Năng Điều Chỉnh Ion Trong Nước Có Độ Mặn Thấp Đối Với Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Hệ Thống Ương Synbiotic
- Lợi Ích Chi Phí Của Các Chất Phụ Gia Chức Năng Cho Sức Khỏe Thủy Sản