6 vấn đề thường gặp trong nuôi tôm và cách khắc phục

Nuôi tôm là một ngành có nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy rẫy những thách thức. Dưới đây là 6 vấn đề thường gặp nhất trong quá trình nuôi tôm và một số giải pháp cơ bản để khắc phục:

1. Khi sang tôm, tôm bị hao hụt phải làm sao?

  • Nguyên nhân: các yếu tố môi trường như độ mặn, độ kiềm, pH… giữa ao vèo và ao nuôi chênh lệch cao, thời gian chuyển tôm dài, thiếu khoáng, thiếu oxy làm sức khỏe tôm không tốt.
  • Do đó, Bình Minh khuyến cáo bà con nên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường ao vèo và ao nuôi cân bằng, sang tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tạt khoáng đầy đủ để tôm cứng vỏ hoàn toàn và sang tôm trong tình trạng sức khỏe tốt.

2. Khi nuôi tôm mùa mưa, cần lưu ý những gì?

Mưa bão kéo dài các yếu tố môi trường dễ biến động, sức khỏe kém, nhiệt độ thấp và dễ bị nhiễm bệnh khi nuôi mật độ cao. Do đó Bình Minh khuyến cáo bà con:

  • Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước bổ sung khoáng, vôi, bicarbonate định kỳ,
  • Kiểm tra sức khỏe tôm, định kỳ sử dụng vôi đá nâng nhiệt độ và ổn định pH của nước.
  • Trộn vitamin C, men tiêu hóa, enzyme tiêu hóa, khoáng, betaglucan và sorbitol tăng cường sức đề kháng vào thức ăn.
  • Thả nuôi mật độ thấp, tăng cường hệ vi sinh nền đáy để phân hủy chất thải và ức chế vi khuẩn có hại.

3. Nâng cao tỷ lệ sống mô hình nuôi tôm quảng canh bằng cách nào?

Ương vèo mật độ cao, cải tạo ao ương và điều kiện chăm sóc chưa tốt có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm khi nuôi tôm theo mô hình quảng canh.

Do đó, Bình Minh khuyến cáo bà con nên:

  • Diện tích ao vèo phải đáp ứng mật độ 10 con/m2,
  • Mật độ 20 – 30 con/m2 có bổ sung quạt
  • Cải tạo ao ương và điều kiện chăm sóc giống như ao nuôi công nghiệp.

4. Khắc phục hiện tượng tôm lột rớt đáy

  • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ao nghèo dinh dưỡng dẫn đến mất cân đối hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể tôm, thiếu oxy cục bộ, khí độc NO2 cao, sử dụng nguồn nước ngầm có kim loại nặng và tôm bị nhiễm khuẩn.
  • Bà con có thể khắc phục bằng cách tối ưu hóa hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể tôm bằng cách bổ sung khoáng, các acid amin, ổn định hệ đệm, tăng cường oxy hòa tan, dùng EDTA khử phèn, thay nước khí độc NO2, tăng cường hệ vi sinh có lợi ức chế vi khuẩn có hại, siphon đáy ao (nếu có).

5. Khắc phục hiện tượng tảo tàn

Trong môi trường nước ao nuôi luôn có sự xuất hiện các loại tảo có lợi như tảo lục, tảo silic, và tảo có hại như tảo lam, tảo giáp và tảo mắt.

 Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hệ vi sinh nền đáy không phân hủy các chất thải trong ao gây nước ao nuôi thừa chất dinh dưỡng làm tảo phát triển đồng loạt quá mức trong thời gian ngắn, tạo cơ hội cho tảo độc(tảo đỏ) phát triển.

Giải pháp cho hiện tượng này là tăng cường hệ vi sinh nền đáy ao, tăng oxy đáy cho hệ vi sinh hoạt động phân hủy chất thải, ổn định hệ đệm môi trường nước bằng cách bổ sung bicarbonate, vôi dolomite, vôi canxi gây màu nước nhanh nhất, sau đó định kỳ bón vôi dolomite và khoáng 3 ngày/lần để ổn định màu nước.

6. Xử lý ao nuôi bị nhiễm phèn

 Nguyên nhân do điều kiện tính chất nền đáy ao nuôi tôm có chứa hàm lượng sunfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) tạo thành chất FeS2. pH thấp làm tăng khí độc H2S. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm, tôm bị mềm vỏ, tôm lột xác không hoàn toàn, làm giảm tỉ lệ sống của tôm.

Bình Minh khuyến cáo bà con nên cải tạo nước hạn chế tiếp xúc oxy gây kết tủa phèn đỏ rất khó để xử lý, đào ao tránh lớp phèn trầm tích, bón vôi CaO, dolomite, CaCO3, EDTA khử phèn, có  thể sử dụng men khử phèn và nên gây màu nước ổn định trước khi thả tôm.

Để phòng tránh và khắc phục hiệu quả các vấn đề trên, người nuôi tôm cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe tôm, chất lượng nước ao. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm hiện đại cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo thêm các bài viết trên fanpage tôm giống gia hóa Bình Minh, bài đăng trên hội nhóm kỹ thuật nuôi tôm gia hóa Bình Minhhội nuôi tôm Cân Bằng Sinh Học.

Bên cạnh những thông tin trên, bà con cũng có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây để nâng cao kiến thức nuôi tôm:

  1. Vẹm (Mytilopsis leucophaeata) có thể là cá thể mang vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây bệnh trên tôm
  2. Virus Gan Tụy (HPV)
  3. Tăng trưởng giảm trên tôm sú nhiễm IHHNV

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉:

📍 Miền Trung: Thôn Hòa Thạnh, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận.

📍 Miền Tây: T11 – 4 Tầng 11. Tây Nguyên Plaza, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900.86.68.69 –  1900 866 636

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞:

📍 Binhminhcapital.com

📍 Binhminhbba.com

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn 24/7 và hỗ trợ miễn phí!

You cannot copy content of this page