Vi Rút Ánh Kim (DIV1)

Tôm cũng bị bệnh. Decapod Iridescent virus 1 (DIV1) là một tác nhân truyền nhiễm mới xuất hiện gần đây gây tỷ lệ chết cao ở tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei. DIV1 có thể ảnh hưởng đến tôm post giai đoạn cuối, tôm con và tôm chưa trưởng thành, chủ yếu trong môi trường có nhiệt độ thấp. Chưa có nghiên cứu đầy đủ nào cho thấy các tác nhân bên ngoài như môi trường, dinh dưỡng, sinh lý, hoặc bệnh lý này có ảnh hưởng đến tính nhạy cảm và tỷ lệ tử vong của loại vi-rút này gây ra. DIV1 gây nhiễm trùng ở mô tạo máu, mang và xoang gan tụy. Tỷ lệ chết cao ở tôm thẻ chân trắng P. vannamei được ghi nhận lên đến 80%.

Virus DIV1 cũng đã được phát hiện  ở  tôm sú P. monodon đánh bắt ở Ấn Độ Dương. Cũng như các mầm bệnh khác, mỗi lô tôm bố mẹ P. monodon được đánh bắt tự nhiên được sử dụng trong các cơ sở nuôi tôm thương mại phải được sàng lọc bằng các xét nghiệm như PCR.

Xét nghiệm PCR Xtra MultiPath trên tôm sẽ giúp xác nhận tình trạng nhiễm DIV1 cũng như cung cấp thông tin cho người nuôi về việc tôm có bị nhiễm DIV1 hay không và các mầm bệnh thường xuất hiện khi nuôi tôm một cách chính xác, đáng tin cậy, số lượng cụ thể (số lượng mầm bệnh trên mỗi mẫu).

Tác nhân gây bệnh của Decapod Iridescent virus 1. Ban đầu được gọi là Cherax quadricarinatus iridovirus (CQIV) hoặc virus gây ánh kim hồng cầu (SHIV) hay còn gọi là bệnh ‘trắng đầu’ và hiện được phân loại trong chi Decapodiridovirus thuộc họ Iridoviridae, lần đầu tiên được báo cáo ở tôm thẻ chân trắng P. vannamei giai đoạn chưa trưởng thành và cua trong môi trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc vào năm 2014. Virus gây bệnh này có cấu trúc tứ diện điển hình, đường kính trung bình của chúng khoảng 150 nano mét. Hạt virion chứa một DNA sợi kép tuyến tính. Họ virus này có phổ vật chủ rộng bao gồm động vật không xương sống (côn trùng) và động vật biến nhiệt có xương sống (cá, động vật lưỡng cư và bò sát).

Tôm bị nhiễm vi-rút không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và an toàn thực phẩm, bởi vì tỷ lệ chết cao nên bệnh này có ảnh hưởng đáng kể đối với người nuôi tôm.

Các loài tôm dễ bị nhiễm DV1 như tôm thẻ chân trắng P. vannamei, tôm sú P. monodon và tôm he Trung Quốc P. chinensis. Virus cũng đã được phát hiện bằng PCR trong các mẫu nhuyễn thể và giun nhiều tơ đông lạnh từ Trung Quốc, và ở tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii. Việc sàng lọc và phát hiện DIV1 trong thức ăn tôm bố mẹ rất quan trọng, chỉ những loại giun nhiều tơ sạch bệnh mới cho tôm ăn, tránh được sự lây nhiễm theo chiều dọc (lây nhiễm từ thức ăn sang tôm).

Dấu hiệu lâm sàng của DIV1 ở tôm He là gan và tụy nhạt màu hoặc vàng, dạ dày và ruột giữa trống rỗng. Ngoài ra, một số con tôm chết cho thấy màu hơi trắng của cơ thịt như trong hình bên dưới. Phương pháp PCR MultiPath Xtra của tôm có thể phát hiện tôm bị nhiễm DIV1 đồng thời cung cấp thông tin định lượng về các bệnh khác hoặc tình trạng sạch bệnh trong ao nuôi tôm.

Nguồn: https://genics.com.au/wp-content/uploads/2020/08/Genics-DIV1-Educational-Resource-Guide.pdf?x60024

Biên dịch: Nguyễn Thị Quyên – Bình Minh Capital

Xem thêm:

You cannot copy content of this page