Phụ Phẩm Tái Chế Từ Thức Ăn Chăn Nuôi Có Tiềm Năng Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Các dự án nghiên cứu từ Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Nhiệt đới và Cận nhiệt đới (CTSA) nêu bật tiềm năng của việc tái chế các phụ phẩm trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản để sản xuất thức ăn thủy sản giàu protein – và khả năng giảm thiểu chất thải của các phụ phẩm này.

Sử dụng phụ phẩm và protein thực vật thay vì bột cá có thể làm cho thức ăn thủy sản bền vững hơn

Sử dụng phụ phẩm và protein thực vật thay vì bột cá có thể làm cho thức ăn thủy sản bền vững hơn

Nuôi trồng thủy sản có nhiều hứa hẹn sẽ tác động tích cực đến an ninh lương thực, nền kinh tế và môi trường ở các đảo của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản thương mại trong khu vực phải đối mặt với một số thách thức, một trong những thách thức đáng kể nhất là khả năng tiếp cận thức ăn thủy sản với giá cả phải chăng vẫn còn hạn chế. Để giải quyết điểm vấn đề này, CTSA đã tài trợ một số dự án bao gồm dự án đang triển khai để phát triển thức ăn chăn nuôi sử dụng nguyên liệu địa phương.

Trong những năm gần đây, CTSA đã tập trung vào những nghiên cứu phù hợp với nuôi trồng thủy sản “tái sinh”, đây là ý tưởng sản xuất đồng thời thức ăn, giảm thiểu chất thải và cung cấp các tác động có lợi cho môi trường; điều này bao gồm những nghiên cứu với mục đích chuyển đổi những thứ được xem là “chất thải” thành các thành phần protein có thể sử dụng được cho thức ăn thủy sản. Loại hình nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao khả năng sản xuất lương thực của địa phương và giảm lượng chất hữu cơ thải vào các đảo.

Tại Quần đảo Marshall, dự án CTSA “Thiết lập hiệu quả về chi phí và lợi ích của thức ăn sản xuất tại địa phương với công nghệ Moi ở Cộng hòa Quần đảo Marshall” đã phát triển và đang cải tiến thức ăn cho Họ cá vây tua Thái Bình Dương (Moi) bằng cách sử dụng các nguyên liệu địa phương, chủ yếu là từ các hoạt động đánh bắt cá thương mại. Phụ phẩm phần lớn được coi là phế phẩm và thường sẽ được vứt bỏ ngay lập tức khi không sử dụng; tuy nhiên, nó đang được sử dụng để tạo ra một chế độ ăn giàu protein cho các loài quan trọng trong khu vực.

Các công thức thức ăn khác nhau vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để xác định công thức hiệu quả nhất nhằm giảm sự phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu đắt đỏ. Một dự án CTSA tương tự ở Samoa thuộc Mỹ cũng đang được thực hiện để tạo ra chế độ ăn bao gồm các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như phụ phẩm bột cá từ nhà máy đóng hộp cá ngừ và các loại tinh bột trên đảo bao gồm chuối, khoai môn và sa kê.

Trong dự án “Sử dụng phụ phẩm chế biến nông sản địa phương để tạo ra protein từ nấm cho việc sản xuất thức ăn thủy sản”, các nhà nghiên cứu của Đại học Hawaii đã phát triển thành phần protein từ nấm cho thức ăn thủy sản bằng cách sử dụng các phế phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương. Thành phần này đã được kiểm chứng trong các thử nghiệm cho ăn và kết quả cho thấy nó có thể thay thế 25% protein bột cá mà không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng của tôm.

Protein từ nấm trong các thử nghiệm cho ăn gần đây cho thấy nhiều hứa hẹn với tôm

Protein từ nấm trong các thử nghiệm cho ăn gần đây cho thấy nhiều hứa hẹn với tôm

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các phế phẩm nông nghiệp khác nhau bao gồm mật đường, men bia và nước thải đậu phụ để xác định chất nền tốt nhất cho việc phát triển sinh khối nấm; họ phát hiện ra rằng nước thải từ sản xuất đậu phụ là một chất lý tưởng để phát triển sinh khối giàu protein. Nước thải có chứa váng sữa, một trong những phụ phẩm của quá trình sản xuất đậu phụ chảy ra từ sữa đông khi nó đang được ép. Người ta ước tính rằng chỉ có một nhà sản xuất đậu phụ địa phương ở Hawaii sản xuất khoảng 100 – 150 gallon váng sữa mỗi ngày, loại váng sữa này thường bị loại bỏ vì không có tác dụng thực tế. Có nhiều tiềm năng để công nghệ này được áp dụng vào sản xuất thức ăn địa phương và tạo nguồn doanh thu mới từ những thứ thường bị bỏ đi.

Tương tự, một dự án khác gần đây của UH, “Nâng cao hiệu quả chi phí sản xuất thức ăn thủy sản địa phương từ chất thải của đu đủ thông qua chế biến sinh học sáng tạo” cũng sản xuất thành phần thức ăn thủy sản từ các phụ phẩm nông nghiệp bị vứt bỏ.

Ở Hawaii có rất nhiều đu đủ chín, nó được sử dụng để nuôi cấy một loại bột men giàu protein. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập và đánh giá quy trình để sử dụng lại các thiết bị chế biến trái cây đơn giản, không có sẵn cùng với lò sấy và hệ thống sàng để sản xuất nước đu đủ từ những trái đu đủ nguyên. Nước ép được sử dụng để nuôi cấy bột men từ Yarrowia lipolytica. Bột men đã được thêm vào khẩu phần ăn thử nghiệm cho cá rô phi lai, và kết quả cho thấy thành phần này có thể thay thế tới 25% bột cá trong thức ăn thủy sản.

Các dự án do CTSA tài trợ này chỉ là một vài ví dụ về cách mà các phụ phẩm nông nghiệp và thủy sản thường được coi là chất thải có thể được chuyển đổi thành các nguyên liệu thức ăn có thể sử dụng được và mang lại giá trị dinh dưỡng. Khi phản ánh về cách để cải thiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên quý giá của Trái đất, CTSA thách thức các bên có liên quan nhìn về tương lai và xem xét các cách hiệu quả nhất để thúc đẩy nhu cầu sản xuất lương thực với số lượng ngày càng tăng từ các nguồn dinh dưỡng chưa được sử dụng.

Theo The Fist Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/recycling-feed-byproducts-shows-promise-for-aquaculture-nutrition-ctsa

Biên dịch: Huyền Thoại – Bình Minh Capital

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page