Kết quả chứng minh hiệu quả của việc nuôi tôm mật độ cao trong hệ thống biofloc trên nhiều loại thức ăn đầu vào
Ngành công nghiệp nuôi tôm toàn cầu đã phát triển và tăng sản lượng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về protein chất lượng cao và giá cả phải chăng. Với sự phát triển này, các hệ thống sản xuất chuyên sâu đã trở nên phổ biến hơn, ngoại trừ hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn nước sạch (RAS), bởi vì chúng thường có lượng thức ăn tự nhiên đáng kể trong hệ thống nuôi tôm.
Mẫu tôm được thu hoạch từ hệ thống nuôi khi kết thúc thử nghiệm. Ảnh của Alexis Weldon.
Công nghệ Biofloc (BFT) khá phổ biến, chúng thường được sử dụng như một công cụ quản lý chất lượng nước. Mặc dù thành phần của biofloc thay đổi đáng kể dựa trên ánh sáng có sẵn, nguồn cung cấp carbon và quần thể vi sinh vật, nhưng BFT thường được mô tả như một hệ thống có vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mạt vụn và các vi sinh vật khác.
Mặc dù biết rằng tôm là loài ăn tạp và có thể tiêu thụ tảo cũng như các sinh vật khác có trong hệ thống nuôi, nhưng sự đóng góp này vẫn chưa được định lượng hoặc ước tính chính xác trong các quy trình cho ăn. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự đóng góp của tảo và các tổng hợp sinh học khác (thường được gọi là “thức ăn tự nhiên”) có trong hệ thống biofloc đối với sự tăng trưởng của tôm. Thông tin chi tiết về nghiên cứu này có trong bài báo có tiêu đề “Feed management of Litopenaeus vannamei in a high density biofloc system” (Quản lý thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được nuôi mật độ cao trong hệ thống biofloc).
Nghiên cứu đã xây dựng và tiến hành thử nghiệm cho ăn để đánh giá sự đóng góp của thức ăn tự nhiên đối với sự tăng trưởng của tôm. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu suất tăng trưởng của tôm với các nguồn thức ăn đầu vào khác nhau để định lượng đóng góp của thức ăn tự nhiên, cũng như xác định mức cho ăn hiệu quả nhất. Các mức cho ăn tối đa trong thí nghiệm này làm cho cho sự tăng trưởng đạt tỷ lệ tối đa, nhưng việc cho ăn với mức tối đa này không phải là một phương hiệu quả nhất; và việc cho ăn với mức cao hơn làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, tỷ lệ cho ăn cao cũng làm lãng phí thức ăn, ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng nước.
Thiết lập nghiên cứu
Thử nghiệm được thực hiện trong một hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn biofloc ngoài trời (RAS) bao gồm 24 bể nuôi 0,75 m2. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có trọng lượng ban đầu là 0,17g được thả với mật độ 150 con/m3 trong bể polyetylen và nuôi trong 63 ngày. Các bể được chứa đầy nước với nguồn nước từ một ao nuôi tôm. Nước chỉ được thay thế để bù lại cho lượng nước bị bay hơi trong suốt quá trình thử nghiệm, nhằm tạo ra một hệ thống thử nghiệm như hệ thống biofloc.
Hình ảnh hệ thống nuôi cấy được sử dụng cho thí nghiệm này. Ảnh của Alexis Weldon.
Các nghiệm thức bao gồm 7 tỷ lệ cho ăn khác nhau bao gồm 30%, 60%, 90%, 105%, 120%, 135% và 150% trọng lượng cơ thể, và được cho ăn 4 lần/ngày (Bảng 1). Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng với lượng thức ăn cao được chia thành nhiều lần ăn trong ngày sẽ dẫn đến việc chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn so với cùng một lượng thức ăn nhưng được cho ăn với số lần ăn ít hơn. Do đó, nghiệm thức thứ 8 đã được thực hiện với mức cho ăn cao nhất (150%) 6 lần/ngày thay vì 4 lần/ngày như tiêu chuẩn (được biểu thị bằng dấu * trong bảng).
Bảng 1. Tỷ lệ cho ăn được sử dụng trong nghiên cứu.
Tỷ lệ phần trăm của khẩu phần ăn tiêu chuẩn | 30% | 60% | 90% | 105% | 120% | 135% | 150% |
150*% |
Lượng thức ăn hàng tuần (g) | 56 | 112 | 169 | 197 | 225 | 253 | 281 |
281 |
Để biết thêm thông tin chi tiết về nghiên cứu, vui lòng tham khảo bài báo gốc hoặc liên hệ với tác giả.
Kết quả và thảo luận
Khi kết thúc thử nghiệm, tôm được cho ăn với lượng thức ăn cao hơn và được cho ăn nhiều lần trong ngày cho thấy trọng lượng lớn hơn đáng kể so với tôm được cho ăn với lượng thức ăn thấp hơn, trong khi vẫn đạt được hệ số chuyển đổi thức ăn ở mức có thể chấp nhận được là 1,19. Phân tích hồi quy được thực hiện trên trọng lượng cơ thể cuối cùng của tôm ở 4 mức cho ăn thấp nhất để ước tính mức tăng trưởng của tôm nếu tôm không được cho ăn. Mối quan hệ này được mô tả trong Hình 1.
Hình 1: Phân tích hồi quy của 4 nghiệm thức đầu tiên để ước tính sự đóng góp của thức ăn tự nhiên đối với trọng lượng cuối cùng của tôm.
Phân tích hồi quy chỉ ra rằng nếu tôm không được cho ăn, chúng sẽ nặng 2,8g, nghĩa là 2,8g này có thể là do thức ăn tự nhiên ở tất cả các nghiệm thức. Điều này cho phép nghiên cứu điều chỉnh trọng lượng cuối cùng của tôm để định lượng thức ăn tự nhiên và xem lượng protein dự trữ từ thức ăn có đóng góp vào ước tính này hay không.
Trước khi điều chỉnh các con số, các dữ liệu cho thấy tôm được cho ăn với lượng thức ăn ít hơn có hàm lượng protein dự trữ cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh các con số để loại bỏ sự đóng góp thức ăn tự nhiên, rõ ràng là tất cả tôm đều có hàm lượng lượng protein dự trữ như nhau.
Một điều quan trọng cần lưu ý, có giả định rằng việc nhìn vào số lượng thức ăn thô sẽ ngụ ý rằng việc cho tôm ăn ít hơn sẽ dẫn đến lượng protein dự trữ từ thức ăn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giả định này sẽ không chính xác, vì tôm được cung cấp ít thức ăn hơn vẫn giữ nguyên tỷ lệ protein, trong khi tôm tiêu thụ lượng thức ăn tự nhiên cao hơn tương ứng so với tổng trọng lượng cơ thể của chúng. Tôm có nhiều thức ăn tự nhiên sẽ không cần phải cho ăn nhiều thức ăn, vì chúng đã có sẵn nguồn thức ăn phong phú. Bất kể lượng thức ăn được cung cấp nhiều hay ít, tôm vẫn dự trữ từ khoảng 30 – 40% protein từ thức ăn.
Như đã đề cập trước đó, tôm là động vật ăn tạp và có thể tiêu thụ các sinh vật thường được tìm thấy trong hệ thống. Đây là điều quan trọng cần lưu ý khi cho ăn, vì thức ăn bổ sung không phải là nguồn thức ăn duy nhất trong các hệ thống này. Việc cho ăn quá nhiều, dù chỉ một lượng nhỏ, cũng góp phần làm giảm chất lượng nước và lãng phí nguồn thức ăn. Khi giảm lượng thức ăn, việc chuyển đổi thức ăn sẽ hiệu quả hơn (Hình 2), vì khi đó tôm sẽ hoạt động nhiều hơn để thu được nhiều thức ăn tự nhiên. Nhưng việc cho ăn ít sẽ dẫn đến tôm tăng trưởng chậm và có kích thước nhỏ khi thu hoạch. Ngoài lợi thế rõ ràng là tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí nguồn thức ăn, việc cho ăn với lượng thức ăn tối ưu cũng tránh được việc chất lượng nước bị giảm làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm.
Hình 2: Mối quan hệ giữa FCR và tỷ lệ cho ăn trong nghiên cứu.
Quan điểm
Khi thức ăn tự nhiên được tính vào lượng thức ăn, các nhà sản xuất tôm có thể cho ăn một lượng thức ăn tối ưu để đạt được kích cỡ tôm thị trường trong thời gian ngắn nhất, đồng thời tránh được tình trạng chất lượng nước giảm. Trong thử nghiệm, tỷ lệ cho ăn liên quan trực tiếp đến trọng lượng cuối cùng, việc cho tôm ăn tối đa sẽ dẫn đến tăng trưởng tối đa. Tuy nhiên, việc cho ăn với lượng thức ăn tối đa không phải là một phương pháp hiệu quả và nó có thể góp phần làm giảm chất lượng nước trong ao.
Phân tích đường gấp khúc được áp dụng cho trọng lượng cuối cùng của tôm để xác định nguyên nhân giảm lợi nhuận. Kết quả của phân tích cho thấy lợi nhuận giảm dần bắt đầu từ 101% tỷ lệ cho ăn tiêu chuẩn, có nghĩa là 101% này là tỷ lệ cho ăn hiệu quả nhất, nếu cho ăn vượt quá tỷ lệ đó sẽ dẫn đến tôm lớn hơn và lãng phí thức ăn.
Các nhà nghiên cứu đã không tăng tỷ lệ cho ăn trong thử nghiệm để quan sát mức tăng trưởng thực sự, vì lượng cho ăn cao hơn luôn dẫn đến tôm lớn hơn. Do đó, họ dự đoán rằng tỷ lệ cho ăn cao nhất sẽ đạt gần đến ngưỡng tăng trưởng, nhưng điều này cần được nghiên cứu thêm.
Bởi vì thành phần của biofloc giữa các hệ thống nuôi rất khác nhau và khó có thể tái tạo nếu không sử dụng mẫu nước “giống” từ hệ thống hiện có, do đó, nghiên cứu đã không đánh giá thành phần floc trong hệ thống. Các nhà sản xuất tôm thường cũng không đánh giá thành phần floc trong nước nuôi của họ, vì vậy kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng để ước tính tỷ lệ cho ăn đối với hệ thống biofloc nước xanh.
Theo Thạc sĩ Khoa học tự nhiên Alexis Weldon, M.Sc, Tiến sĩ Melanie A. Rhodes và Tiến sĩ D. Allen Davis
Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh
“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”
Xem thêm:
- Giảm Thiểu Rủi Ro Do Bệnh Vi Khuẩn Gây Ra Trong Ao Tôm
- Cách Đơn Giản Để Nâng Cao Hiệu Quả Nuôi Tôm
- Môi Trường, Hoạt Động Của Quần Thể Vi Khuẩn Và Sự Bùng Phát Bệnh Phân Trắng Trong Ao Nuôi Tôm